Connectviet.moit.gov.vn
Kết nối doanh nghiệp Việt

Ba Lan xây dựng trung tâm hậu cần trung chuyển lớn nhất Châu Âu ở Slawkow và cơ hội hợp tác cho Việt Nam

05/06/2025

Trước khi xảy ra các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông, hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi Châu Âu qua hai tuyến vận tải. Phần lớn hàng xuất bằng đươgnf biển qua kênh đào Suez cập cảng. Một phần nhỏ, chủ yếu là hàng điện tử của các tập đoàn lớn có vốn đầu tư tại Việt Nam khai thác tuyến đường sắt qua Trung Quốc, xuyên Siberia và tới Đông Âu qua Ukraine hoặc Belarus. Tuy nhiên, biến động địa chính trị đã làm gián đoạn tuyến vận tải đường biển, và buộc các doanh nghiêp phải tìm giải pháp thay thế để đảm bảo

Trong bối cảnh đó, các hãng logistics Châu Âu đã lên các phương án vận tải thay thế nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa hai khu vực kinh tế hàng đầu của thế giới đối phó với khả năng leo thang xung đột khu vực. Một trong những giải pháp logistics đang được thử nghiệm đó là tuyến đường sắt từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á rồi vào Đông Âu với tên gọi: “Hành lang vận tải chiến lược nhà ga LHS mới – Trung Quốc – Nga - Ukraine – Ba Lan – Liên minh Châu Âu”. Sáng kiến này được đưa ra nhằm mục đích vận tải hàng hoá từ Châu Á đi Châu Âu và ngược lại bằng tuyến đường sắt, thay thế cho tuyến đường biển hiện nay. Theo đó, hàng hoá quanh khu vực Châu Á sẽ được vận chuyển đến các cảng của Trung Quốc, sau đó sẽ được vận chuyển đường sắt đi qua Nga, Ukraine và đến Ba Lan, để thâm nhập sâu hơn vào các nước Châu Âu.

Bên cạnh đó, cùng với sự thay đổi địa chính trị trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự đe doạ việc áp thuế đối ứng 50% lên hàng hoá xuất khẩu của Ba Lan từ Hoa Kỳ trong trường hợp Châu Âu và Hoa Kỳ không đạt được thoả thuận thương mại. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp Ba Lan nhận ra cần phải tìm thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống như các nước Châu Âu và Hoa Kỳ vốn đang không ổn định và không chắc chắn. Châu Á là một thị trường mới, tiềm năng cho các doanh nghiệp Ba Lan sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lao động và siết chặt nhập cư đang làm cho ngành sản xuất Ba Lan khó khăn trong tìm kiếm lao động, thì các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh đang được Ba Lan đặc biệt quan tâm.  Do vậy, dự kiến dòng chảy thương mại xuất nhập khẩu giữa Ba Lan và các quốc gia Châu Á trong thời gian tới sẽ rất sôi động.

Ngày 27 tháng 5 năm 2025, Ba Lan đã tuyên bố xây dựng trung tâm hậu cần trung chuyển lớn nhất Châu Âu với số tiền đầu tư dự án 1 tỷ Euro tại Euroterminal ở Slawkow. Theo Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Euroterminal nằm ở ngã ba của tuyến đường sắt khổ rộng cực tây (1520mm) và tuyến khổ tiêu chuẩn (1435mm), khiến đây trở thành một điểm chiến lược cho việc trung chuyển container vận chuyển đường sắt giữa Viễn Đông và Châu Á và Tây Âu, bao gồm qua cả Ukraine.

Việt Nam là một quốc gia Châu Á với lực lượng nhân công dồi dào, giá rẻ đang là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiêp Ba Lan. Việt Nam cũng có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt với vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với đó là cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam đang được chú trọng đầu tư cả đường bộ, đường sắt, đường biển, và hàng không. Việt Nam có thể có hội mới trong việc kết nối giao thông tuyến đường sắt với Trung Quốc, vận tải và xuất nhập khẩu hàng hoá đi Ba Lan và thâm nhập sâu hơn vào các nước Châu Âu khác mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào vận tải biển như hiện nay.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan 

logistics-vietnamzrys-1641469086736-1641469087280847795776.jpg

{title}

Video

Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo hàng hóa, nguồn cung xăng dầu dịp Tết
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo hàng hóa, nguồn cung xăng dầu dịp Tết