Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2020 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 17,2%).
Các ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm có:
- Sản xuất đồ uống tăng 15,1%;
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,4%;
- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 6,5%;
- Sản xuất kim loại giảm 5,4%;
- Sản xuất thiết bị điện giảm 7,8%;
- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 17,4%;
- Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 32,9%;
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 63,8%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước, gồm có:
- Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 143,7%;
- Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 80,5%;
- Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 59,4%;
- Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 56,3%;
- Sản xuất trang phục tăng 34,8%;
- Sản xuất xe có động cơ tăng 33,6%;
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 32,1%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm nay khá cao với 75,6% (cùng kỳ năm trước là 72,1%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt 119,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 108,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 104%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 97,2%; sản xuất chế biến thực phẩm 96,5%; sản xuất xe có động cơ 91,9%.
Ban biên tập/Tham khảo số liệu của Tổng cục Thống kê