Theo số liệu của Tổng cục Thống kêtổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 ước tính đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.022,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% và tăng 8,3%;
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2% và giảm 7,8%;
- Doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,6 nghìn tỷ đồng, tăng 161,3% và giảm 59,5%;
- Doanh thu dịch vụ khác đạt 141,8 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% và giảm 2,8%.
Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hàng:
Ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 8,8%;
Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,8%; may mặc tăng 0,8%;
Phương tiện đi lại giảm 1,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 2,2%.
Xét theo địa phương:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Hải Phòng tăng 11,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10%; Hà Nội tăng 9,6%; Bình Định tăng 4,9%; Quảng Nam tăng 3,4%; Thanh Hóa tăng 3,2%; Cần Thơ tăng 2,9%; Nghệ An tăng 2,4%.
Ngược lại một số tình miền trung bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 chứng kiến sự sụt giảm. Ví dụ: Đà Nẵng giảm 6%; Khánh Hòa giảm 2%.
Thực hiện: Ban Biên tập tham khảo số liệu của Tổng cục Thống kê